An toàn và phòng tránh tai nạn là trách nhiệm của mọi người. Mỗi nhân viên phải tuân thủ các quy định của Công ty và thực hiện các công việc của mình đảm bảo an toàn. Giám sát viên và quản đốc phải chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn, thực hiện chương trình an toàn của           Công ty CPXD số 1 HN và đào tạo nhân viên về quy trình làm việc an toàn. Chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm chung về an toàn tại từng vị trí. Trưởng ban an toàn lao động có trách nhiệm và quyền hạn phòng tránh tai nạn và an toàn. Chính sách của công ty là cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho toàn bộ nhân sự và tuân thủ theo các quy định của chính phủ liên bang, bang và địa phương.

Công ty CPXD Số 1 Hà Nội thực sự quan tâm đến an toàn và phúc lợi của nhân viên chúng tôi. Phòng tránh tai nạn là yếu tố cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Chính sách của chúng tôi là tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn tại mọi thời điểm. Mặc dù các quy định này được coi là rất quan trọng nhưng không thể ban hành một quy định cho mọi tình huống. Trường hợp bỏ qua một quy định có thể áp dụng cho một điều kiện làm việc nguy hiểm cụ thể, đây không được coi là một lời bào chữa cho hành động coi thường vấn đề an toàn lao động tại nơi làm việc.

Chứa chấp hoặc tiêu thụ đồ uống có cồn, thuốc hoặc các chất kích thích khác trái với chính sách này và người vi phạm phải bị xa thải ngay lập tức. Công ty CPXD số 1 Hà Nội hỗ trợ nhân viên tìm kiếm cơ sở điều trị phù hợp nếu có vấn đề phát sinh được thảo luận với chỉ huy trưởng.

Mỗi nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ chính sách này. Lạm dụng hoặc không tuân thủ chính sách này là hành động vi phạm và cần được xử lý. Hãy nhớ rằng, bạn đóng góp công sức vào công tác phòng tránh tai nạn và thương vong cũng chính là giúp ích cho bạn và đồng nghiệp của bạn – chúng ta cùng nỗ lực hết sức để đảm bảo không có bất kỳ tai nạn nào xảy ra.

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Quản lý Công ty

Chịu trách nhiệm chung về chương trình an toàn của công ty và định kỳ xác nhận lại hỗ trợ cho các hoạt động kiểm soát tổn thất.

Đảm bảo rằng toàn bộ nhân sự được thông báo về cam kết an toàn của ban quản lý và tuân thủ theo các quy định của liên bang, bang và địa phương.

Thiết lập các quy định và chương trình an toàn và giám sát công tác hỗ trợ, đào tạo và tài trợ cho việc thực hiện các quy định và chương trình này.

Điều phối an toàn

Chịu trách nhiệm về thực hiện và kiểm soát chương trình an toàn.

Xét duyệt và cung cấp một bản sao các quy định an toàn và sức khỏe hiện hành của Liên bang, Bang và địa phương.

Hỗ trợ giám sát hiện trường công tác điều tra tai nạn và khuyến cáo kiểm soát để tránh tái diễn.

Đảm bảo thông báo kịp thời khi xảy ra tai nạn.

Giám sát/quản đốc

Chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn của nhân viên và giám sát tuân thủ chương trình an toàn và các quy định hiện hành của liên bang, bang và địa phương.

Sắp xếp đội ngũ y tế kịp thời có mặt trong trường hợp xảy ra tai nạn và cung cấp bản báo cáo điều tra chi tiết cùng với các kiến nghị để tránh tái diễn.

Nhân sự

Chịu trách nhiệm học hỏi và tuân thủ các quy định và quy chế áp dụng cho các công việc được giao. Báo cáo toàn bộ tai nạn và tai nạn hụt.

Thực hiện các chức năng theo phương thức an toàn nhất và khuyến khích đồng nghiệp cùng thực hiện.

BỐ TRÍ NHÂN SỰ

Mỗi ứng viên cần phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng câu hỏi nhân sự trước khi được thông báo mức lương.

Ứng viên được giám sát viên Công ty CPXD số 1 Hà Nội phỏng vấn, giám sát viên phải là người đã quen với các yêu cầu về y tế và sức khỏe. Các vị trí có việc làm trước đó, chứng nhận sức khỏe, đã từng gặp tai nạn và đau ốm khi làm việc sẽ được thảo luận để hỗ trợ xác định khả năng thực hiện công việc của ứng viên. Các lưu ý về thảo luận được ghi lại trong mặt sau của bảng câu hỏi.

Nếu được, có thể liên hệ qua điện thoại với ít nhất hai người sử dụng lao động mà nhân sự đó từng công tác để kiểm tra.

Đối với nhân sự sẽ lái phương tiện của công ty hoặc phương tiện của chính mình và kéo xe đầu kéo, bắt buộc phải có giấy phép sử dụng phương tiện có hiệu lực. Số giấy phép và ngày hết hạn được lưu trong hồ sơ nhân sự. Toàn bộ các vé và tai nạn phải ngay lập tức thông báo cho giám sát viên.

Tiến hành kiểm tra Hồ sơ Phương tiện (MVR) của các nhân sự trên tại thời điểm tuyển dụng và ít nhất hai năm một lần. Trong hồ sơ phương tiện ghi rõ tai nạn hoặc vi phạm, giám sát nhân sự sẽ khuyên răn để đảm bảo cải thiện hồ sơ lái phương tiện và tiến hành các biện pháp xử phạt hành chính phù hợp.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐÀO TẠO:

Khi tuyển dụng nhân sự mới, công tác đào tạo định hướng được Chỉ huy trưởng triển khai cho các phạm vi sau: quy định và quy trình an toàn của công ty, quy trình khẩn cấp bao gồm sử dụng bình cứu hỏa, thiết bị bảo hộ cá nhân bắt buộc cho công việc này, mong muốn của công ty đối với nhân sự, Chương trình Giới hạn Tiếp xúc Chất độc hại. Đào tạo Chương trình Giới hạn Tiếp xúc Chất độc hại được tổ chức lại và hoàn thành tại thời điểm vật liệu mới có rủi ro độc hại cao được đưa vào sử dụng, Chỉ huy trưởng sẽ cung cấp cho nhân sự một bản sao của chương trình nào và chứng chỉ đào tạo sẽ được gửi đến văn phòng để lưu trữ.

THẢO LUẬN VÀ BÁO CÁO VỀ TAI NẠN:

Một nhân sự phải báo cáo về tai nạn hoặc thương vong dù là nhỏ đến Chỉ huy trưởng.

Toàn bộ các câu hỏi liên quan đến sự cố/tai nạn/thương vong/thiệt hại tài sản sẽ được gửi cho Chỉ huy trưởng. Nhân sự sẽ không đưa ra các ý kiến, không cung cấp chi tiết hoặc đưa ra các quan điểm về nguyên nhân xảy ra sự cố, ai là người có lỗi, ai là người chịu trách nhiệm hoặc ý định của công ty về sự cố này.

Chỉ huy trưởng sẽ điều tra khiếu nại thương vong về người, tổn thất tài sản hoặc tai nạn xe cộ liên quan đến công việc và điền đầy đủ thông tin vào Báo cáo Điều tra Tai nạn. Mục đích của công tác điều tra này là hỗ trợ phòng tránh rủi ro này trong tương lai. Nhân sự này phải phối hợp chặt chẽ với Chỉ huy trưởng trong công tác điều tra này.

ĐIỀU TRA VỀ TAI NẠN

Chỉ huy trưởng hoặc Giám sát viên phụ trách công tác này sẽ tiến hành điều tra thương vong về người, đau ốm, tổn thất tài sản và tai nạn xe cộ. Kết quả điều tra được ghi lại trong BÁO CÁO ĐIỀU TRA TAI NẠN. Mỗi báo cáo này được xét duyệt bởi Ông/bà (                          ). Thương vong về người hoặc đau ốm được ghi lại trong Nhật ký OSHA 300 khi có yêu cầu. Báo cáo Kiểm tra Tai nạn này hàng tháng xem xét tại Cuộc họp An toàn Giám sát.

THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN:

Mũ cứng – Tại mọi thời điểm toàn bộ nhân sự phải đội mũ cứng khi có mặt trên công trường.

Kính mắt – Tại mọi thời điểm toàn bộ nhân sự phải đeo kính (chống chói) khi có mặt trên công trường.

Đai đeo – Toàn bộ nhân sự làm việc trên độ cao 6ft phải được hướng dẫn và sử dụng đai đeo an toàn. Trên giàn giáo, độ cao là 10ft. Đối với hoạt động lắp dựng kết cấu thép, độ cao là 10 ft (xem 1926.750 để xem thông tin chi tiết/ngoại trừ).

Găng tay – Toàn bộ nhân sự tham gia các hoạt động liên quan đến cắt, hóa chất, lửa, …. phải đeo găng tay.

Ủng cao su – Toàn bộ nhân sự tham gia các hoạt động tiếp xúc chân/tay với chất độc hại như bỏng trong thời gian đổ bê tông phải đeo ủng cao su.

Khác – Các công việc cụ thể có thể dẫn đến nhu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân. Trong trường hợp này, nhân sự phải sử dụng thiết bị này. Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm kiểm tra thiết bị sử dụng có phù hợp hay không.

QUY TRÌNH VÀ QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN:

Quy trình và Quy định về an toàn này được lập để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu an toàn công việc bằng cách không để xảy ra tai nạn đối với nhân sự. Một vài quy định là các yêu cầu OSHA. Vì lý do này, mỗi nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ quy định và quy trình an toàn tại mọi thời điểm.

GIỚI THIỆU CHUNG:

Nhân viên phải tuân thủ chính sách, quy định và quy trình an toàn của Công ty CPXD số 1 Hà Nội. Vi phạm chính sách, quy định và quy trình an toàn này có thể xảy ra hành động vi phạm dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

Nhân sự phải báo cáo thiết bị hoặc điều kiện được cho là không an toàn cũng như các vấn đề mà nhân sự đó cho là công việc không an toàn. Thông tin này phải ngay lập tức được thông báo cho Chỉ huy trưởng hoặc người phụ trách trực tiếp.

Hãy bình tĩnh. Tránh va chạm với các nhân viên khác do mâu thuẫn có thể dẫn đến tai nạn. Không khuyến khích vui đùa thái quá khi làm việc.

Khi nâng, cong đầu gối, túm chặt tải, sau đó nâng tải bằng chân, giữ thẳng lưng. Không xoay người theo tải, di chuyển chân. XIN HỖ TRỢ khi TẢI NẶNG.

Khi gặp sự cố về an toàn không như thông thường, liên hệ với Chỉ huy trưởng để áp dụng quy trình phù hợp.

Giữ gìn vệ sinh chung để nâng cao an toàn cho tất cả mọi người. Khi bừa bộn, phải dọn dẹp sạch sẽ. Khi bất kỳ ai để bừa bộn trên khu vực làm việc, phải dọn dẹp sạch sẽ và báo cáo cho Chỉ huy trưởng. Chứa chấp hoặc tiêu thụ đồ uống có cồn, thuốc hoặc các chất kích thích khác trái với chính sách này và người vi phạm phải bị xa thải.

CHÍNH SÁCH KỶ LUẬT

Toàn bộ nhân viên phải thực hiện tốt và được đánh giá tuân thủ các chính sách an toàn khi làm làm việc. Chúng tôi đưa ra chính sách kỷ luật để trừng phạt thích đáng các cá nhân không tuân thủ theo quy định của Công ty. Chính sách này được lập không chỉ để phạt nhân viên liên quan đến hành vi không thể chấp nhận được mà để khuyến khích nhân viên sửa chữa sai lầm. Các hình phạt sau sẽ được áp dụng cho hành vi vi phạm quy định hoặc hành vi không thể chấp nhận được:

Lần 1 – cảnh cáo, ghi vào hồ sơ và đào tạo lại.

Lần 2 – Lập biên hản và đào tạo lại

Lần 3 – Cho nghỉ 1 – 5 ngày mà không trả lương, lập biên bản và đào tạo lại

Lần 4 – Chấm dứt hợp đồng lao động

Nhân sự buộc phải nghỉ việc khi vi phạm khiến cho người khác thương tật viễn viễn hoặc tử nạn.

(Lưu ý: Chính sách trên chỉ cung cấp các ví dụ. Mỗi công ty phải điều chỉnh chương trình này bằng cách bổ sung thêm quy định kỷ luật và/hoặc xóa khi không áp dụng).

CUỘC HỌP VÀ ĐÀO TẠO AN TOÀN

Chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm về đưa ra định hướng và đào tạo an toàn cho tất cả nhân viên mới. Công tác đào tạo này bao gồm: quy định và quy trình an toàn của công ty, thiết bị bảo hộ bắt buộc, quy trình khẩn cấp và Chương trình Giới hạn Tiếp xúc Chất độc hại. Nhân viên được cung cấp bản sao Quy định và Quy trình An toàn và Chương trình Giới hạn Tiếp xúc Chất độc hại.

Cuộc họp an toàn trên hiện trường – Vào thứ 2 hàng tuần, Chỉ huy trưởng tổ chức cuộc họp trên hiện trường. Cuộc họp kéo dài không quá 15 phút. Chủ đề của các cuộc họp này bao gồm: tai nạn/thương vong/tai nạn hụt và những điều cần làm để phòng tránh tai nạn tái diễn; xem xét quy định an toàn không được tuân thủ; sử dụng đúng thiết bị bảo hộ lao động; ý kiến của nhân viên để cải thiện vấn đề an toàn trên công trường; sản phẩm mới/phương pháp được sử dụng; phương pháp an toàn hơn được sử dụng trên hiện trường; sử dụng thang, bình cứu hỏa và các vấn đề phù hợp khác. Chỉ huy trưởng sẽ lưu kết quả cuộc họp gồm các vấn đề được thảo luận, ngày, số người tham dự. Bản gốc được gửi về trụ sở và bản sao được lưu vào hồ sơ công trường. Toàn bộ nhân sự phải có mặt và tham gia các cuộc họp an toàn hàng tuần. Các vị trí liên quan đến vấn đề an toàn trên công trường phải được thảo luận lại trong các cuộc họp này. Khi Công ty CPXD số 1 Hà Nội thực hiện trên cương vị Nhà thầu chính, quản đốc/chỉ huy trưởng của toàn bộ nhà thầu khác phải được mời đến cuộc họp hàng tuần này.

Cuộc họp an toàn giám sát – Ban lãnh đạo phải lập kế hoạch và bố trí cuộc họp được tổ chức mỗi tháng một lần. Ban lãnh đạo và toàn bộ giám sát viên phải có mặt và tham dự cuộc họp này để xem xét các tai nạn trên hiện trường, tai nạn hụt, đào tạo  bắt buộc, các điều kiện/hành động không an toàn được lưu ý trong kiểm tra an toàn, ….

VẬN HÀNH PHƯƠNG TIỆN:

Nhân sự lái phương tiện của công ty hay của chính mình liên quan đến hoạt động của Công ty phải có bằng lái xe có hiệu lực và hồ sơ lái xe chấp nhận được. Nhân sự lái phương tiện của chính mình phục vụ cho công tác của công ty phải cung cấp bằng chứng về bảo hiểm phương tiện cho Công ty CPXD số 1 Hà Nội

Khi lái phương tiện của công ty hay của chính mình liên quan đến hoạt động của Công ty, người lái phải tuân thủ các quy định về giao thông, lái xe và hành khách phải đeo đai an toàn.

KIỂM TRA AN TOÀN:

Chỉ huy trưởng công trường phải tiến hành kiểm tra khi bắt đầu một công việc mới và vào mỗi sáng thứ 2 hàng tuần đối với các công việc đang thực hiện. Khu vực kiểm tra bao gồm nhưng không giới hạn các công cụ trên công trường, các chất độc hại không được sử dụng thường xuyên, chất độc hại hoặc rủi ro ngã từ trên cao, các vật trên cao có thể rơi xuống, các thiết bị bảo hộ lao động chuyên dụng hoặc quy trình đặc biệt do vị trí công việc, khu vực – công việc có rủi ro tai nạn trước đó, vận hành GFCI, bình cứu hỏa, phương tiện sơ cứu, các thiết bị khác chuyên biệt cho công việc hoặc địa điểm. Kết quả của công tác kiểm tra nội bộ này được lưu lại trên BÁO CÁO KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG.